Hướng dẫn lựa chọn lens máy ảnh.
LÂM
Th 5 20/04/2023
Một chiếc máy ảnh DSLR hay Mirrorless sẽ thật thiếu sót nếu không có sự hỗ trợ của lens hay còn gọi là ống kính. Lens sẽ giúp ta lấy nét nhanh và chính xác hơn, chụp được trong mọi điều kiện và cho ra những bức ảnh chất lượng tuyệt vời. Nhưng không phải ai cũng biết chọn ống kính sao cho ưng ý. Vậy nên hôm nay Hanoigimbal sẽ hướng dẫn lựa chọn lens máy ảnh để giúp bạn có được quyết định phù hợp nhất. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng cung cấp dịch vụ cho thuê lens để phục vụ nhu cầu của khách hàng.
Giải thích các thuật ngữ
Muốn lựa chọn lens tốt, phải dựa vào các thông số của lens để so sánh rồi quyết định. Nếu bạn là người mới chơi, chắc chắn bạn sẽ bị choáng ngợp trong hàng vạn con số, thông tin mà nhà sản xuất cung cấp. Nó thật sự sẽ rất khó hiểu. Tuy nhiên, bạn chỉ cần tập trung vào một số liệu sau để có thể biết được ý nghĩa ống kính đó. Đừng lo lắng. Sau đây, Hanoigimbal sẽ giúp bạn giải đáp những thuật ngữ chuyên môn thật chi tiết và dễ hiểu.
- Tiêu cự (focal length) : Khoảng cách từ quang tâm của ống kính đến tiêu điểm. Thể hiện góc nhìn của ống kính.
- Khẩu độ (aperture) : Thể hiện ánh sáng tối đa mà ống kính thu được.
- Ổn định hình ảnh (image stabilization) : Tính năng này hạn chế ảnh bị nhòe do bị rung.
- Định dạng (format) : Lens có cảm biến full frame hay crop tùy vào sự lựa chọn của bạn
- Ngàm ống kính (lens mouth) : Thể hiện liệu lens này có tương thích với máy ảnh của bạn hay không.
Hướng dẫn lựa chọn lens
Tiêu cự
Tiêu cự chính là con số đầu tiên mà bạn nhìn thấy. Độ dài tiêu cự được biểu thị bằng các con số ngay trước vạch mm. Khi chọn lens máy ảnh cho một chức năng cụ thể, hãy nhớ rằng cảm biến trong máy ảnh sẽ ảnh hưởng đến con số về góc nhìn của ống kính. Con số này càng nhỏ thì chứng tỏ góc nhìn của ống kính đó càng rộng. Như vậy hình ảnh sẽ thu được nhiều hơn. Ví dụ như lens 18mm sẽ chụp được nhiều hình ảnh hơn là lens 24mm. Nếu ống kính hiển thị 2 con số như 18-55mm nghĩa là đây là lens zoom. Còn nếu chỉ hiển thị một số thì đó là ống kính cố định.
Khẩu độ
Khẩu độ là độ mở của ống kính. Nó thể hiện lượng ánh sáng tối đa mà lens có thể thu được ở tiêu cự nhất định. Ví dụ ống kính 18-50 F2.8 : 18-50 là tiêu cự từ 18 đến 50 mm. F2.8 là độ mở tối đa của ống kính trong khoảng tiêu cự. Nhưng với ống kính 18-200 F3.5-5.6 : khẩu độ tối đa được F3.5 ở tiêu cự 18mm. Còn ở tiêu cự 200mm, khẩu độ tối đa là F5.6.
Độ mở của ống kính được thể hiện nhiều cách khác nhau. Phổ biến nhất là FX. Nhưng cũng có thể là f/X, 1:X với X là thông số thể hiện khẩu độ tối đa. X càng nhỏ thì lens càng mở khẩu được lớn hơn và thu nhiều ánh sáng hơn. Khi đó, nó cho phép bạn chụp trong điều kiện ánh sáng kém hơn mà không cần flash.
Chống rung hình ảnh
Ổn định hình ảnh thật sự là một yếu tố quan trọng khi chọn lens. Bởi nó liên quan đến chất lượng ảnh. Nó cho phép sử dụng tốc độ màn trập chậm hơn trong các tình huống thiếu sáng để giảm nhòe hình do rung lắc. Các hãng uy tín trên thị trường có chống rung hình ảnh khác nhau.
Các nhà sản xuất có những tên gọi khác nhau cho tính năng này :
- Canon – Image Stabilization (IS)
- Nikon – Vibration Reduction (VR)
- Panasonic và Samsung – Optical Image Stabilization (OIS)
- Sony (máy Alpha) – Super Steady Shot. (SSS)
- Sony (máy Nex) – Optical Steady Shot (OSS)
- Sigma – Optical Stabilization (OS)
- Tamron – Vibration Control (VC)
- Fuji – Optical Image Stabilization (OIS)
Định dạng cảm biến
Máy ảnh DSLR hầu hết đều sử dụng cảm biến APS-C có kích thước 24x16mm. Và hầu như các nhà sản xuất lớn đều trang bị hệ thống ống kính tối ưu hóa cho máy ảnh có cảm biến APS-C. Do vậy bạn đừng lo sợ rằng máy ảnh của mình sẽ không có ống kính phù hợp.
Ký hiệu ống kính cho cảm biến APS-C:
- Canon – EF-S
- Nikon – DX
- Pentax – DA
- Sony – DT
- Sigma – DC
- Tamron – Di-II
- Tokina – DX
Ngàm ống kính
Ngàm là chốt khóa ống kính vào máy ảnh. Một số nhà sản xuất đưa ra các ngàm khác nhau cho máy ảnh của mình. Do vậy mà bạn không thể gắn lens Canon vào máy Nikon được. Vì vậy, nếu muốn thì phải sử dụng các bộ chuyển đổi tạm thời.
Lấy nét tự động
Đây là một tính năng cực kì hữu ích và quan trọng. Có 3 cách chính để lấy nét tự động :
- Screw drive : Đây là phương pháp sử dụng motor lấy nét trên thân máy. Cách lấy nét này hầu như chỉ có ở những đời cũ.
- Micromotor : Đây là loại hình ống kính sử dụng 1 motor nhỏ phía trong để lấy nét. Những ống kính sở hữu cách lấy nét này thường khá rẻ.
- Ultrasonic : Đây là lens lấy nét bằng motor siêu âm. Lens nào sở hữu tính năng này cũng là lens đắt nhất và cao cấp nhất. Bởi do các motor siêu âm bảo đảm ống kính lấy nét tốt mà không gây ồn ào.
Tên của công nghệ lấy nét Ultrasonic của các hãng khác nhau :
- Canon – Ultrasonic Motor (USM)
- Nikon – Silent Wave Motor (AF-S)
- Olympus – Supersonic Wave Drive (SWD)
- Pentax – Supersonic Drive Motor (SDM)
- Sigma – Hypersonic Motor (HSM)
- Sony – Supersonic Wave Motor (SSM)
- Tamron – Ultrasonic Silent Drive (USD)
Chất lượng ống và khả năng sử dụng trong mọi thời tiết
Ống kính càng đắt thì chất lượng càng tốt. Nếu có thể, bạn hãy chọn những ống kính chống bụi và nước.
Trên đây là những hướng dẫn lựa chọn lens mà chúng tôi khuyên bạn. Mong bạn sẽ chọn được ống kính phù hợp với máy ảnh của mình.